Nhân Ngày Thiếu Nhi Hoàn Vũ, xin được chia sẻ với các bạn một bài do Mai Trang tổng hợp về những ngày khác nhau dành cho thiếu nhi trên thế giới, được đăng trên Truyền Thông Công Giáo. Xin chân thành cảm tạ trang Truyền Thông Công Giáo và Mai Trang.
Cảm ơn những nụ cười, nét đẹp hồn nhiên, trong sáng, thật thà, nhưng không kém phần thâm thúy của các em thiếu nhi. Việt Nam Ăn Chay thương yêu cầu nguyện tất cả các em được thừa hưởng một cuộc sống trong sự an toàn, thanh bình, hạnh phúc, dồi dào, được nền tảng giáo dục, đức dục, tâm linh tốt, để trở thành những linh hồn hữu ích, phụng sự, vị tha, được trân quý trong vũ trụ. Chúc các em học giỏi, hạnh kiểm cao, được thầy thương, bạn mến - không những bạn người mà còn bạn thú nữa.
Riêng các thanh thiếu niên ăn chay, thống kê ghi nhận vào năm 2005 cho thấy tỷ lệ các bạn trẻ ở Hoa Kỳ như sau:
6% thanh thiếu niên (nam + nữ) từ 8 đến 18 tuổi không bao giờ ăn thịt
4% các em trai không bao giờ thịt
8% các em gái không bao giờ ăn thịt
5% 8 đến 12 tuổi không bao giờ ăn thịt
7% 13 đến 18 tuổi không bao giờ ăn thịt
11% các em gái từ 13 đến 15 tuổi không bao giờ ăn thịt
9% các em gái từ 16 đến 18 tuổi không bao giờ ăn thịt
Ngày nay chiều hướng ăn chay đang lên, nên con số vào năm 2010 có lẽ cao hơn. Thêm vào đó, không chỉ riêng Hoa Kỳ mới có các bạn trẻ ăn chay, mà các nơi trên thế giới cũng vậy. Đây là một điểm son nên được khích lệ vì đó là một lối sống có trách nhiệm đối với môi trường và sinh vật chung quanh.
Các bạn đọc đã thành niên, tương lai Địa Cầu một phần cũng nằm trong tay của chúng ta, để giữ gìn cho thế hệ về sau. Và mong rằng dù ở lứa tuổi nào, chúng ta cũng luôn giữ được những phẩm chất thiện lành và cao thượng của trẻ thơ!
Mừng Ngày Thiếu nhi Hoàn vũ!
Ngày Quốc tế Thiếu nhi
Kể từ khoảng giữa thập niên 20 của thế kỷ trước, cứ vào ngày mồng 1 tháng 6 mỗi năm là hầu hết các cha mẹ trên thế giới lại có lý do để ôm con vào lòng và chia sẻ thời gian với con cái và để cảm nhận được sự gắn bó thiêng liêng giữa cha mẹ với con cái. Đó là một truyền thống được thành lập năm 1925 tại Geneva, Thuỵ Sĩ, trong buổi Hội nghị Thế giới cho sự An sinh của Trẻ em, và ngày này được gọi là “Ngày Thế giới Thiếu nhi" - International Children's Day. Nhiều quốc gia còn có một ngày khác dành cho thiếu nhi gọi là “Ngày Thiếu nhi Hoàn vũ” - Universal Children's Day - được mừng vào ngày 20 tháng 11 mỗi năm do việc Hội đồng Liên Hiệp Quốc tiếp nhận Tuyên ngôn về Quyền Trẻ em.
Việc tại sao chọn ngày 1 tháng 6 làm Ngày Thế giới Thiếu nhi cũng không rõ, có một giả thuyết cho rằng Toà Lãnh sự Trung Quốc tại San Francisco (USA) đã tụ tập một số trẻ em mồ côi Trung Quốc vào ngày 1 tháng 6 năm đó để mừng Lễ hội Thuyền Rồng (Dragon Boat Festival), đồng thời cũng trùng với Đại hội Thế giới đang diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ. Ngày này được khuyến khích tổ chức nhằm thể hiện tình huynh đệ và sự cảm thông giữa các trẻ em trên khắp thế giới qua nhiều hình thức vui chơi ngoài trời, du ngoạn. Cha mẹ cũng thường tặng các em những món quà nhỏ, bé nhỏ hơn thì nhận “gói” quà lớn hơn.
Nhiều quốc gia trong vùng Đông Âu cũng mừng Ngày Thế giới Thiếu nhi như tại Ba Lan, Tiệp Khắc, Slovakia, Nga, Cộng hoà Baltic, Đức. Tại Bulgari, thêm vào các sinh hoạt trong ngày lễ, các tài xế còn được khuyến khích mở đèn sáng khi lái xe.
Tuy Ngày Quốc tế Thiếu nhi là ngày để cử hành cuộc sống và niềm hy vọng, là dịp để vinh danh các thế hệ tương lai, nhưng với chính sách “Một Con” tại Trung Quốc, các bà mẹ, trẻ em và gia đình Trung Quốc phải trả một giá đắt! Dưới chính sách này, hơn 400 triệu em bé, hầu hết là bé gái, trong suốt 30 năm qua đã “không được phép”. 400 triệu tương lai bé nhỏ đã bị kết thúc cách tức tưởi. 400 triệu tiếng nói không bao giờ có cơ hội cất tiếng cười với niềm vui hồn nhiên. Các bà mẹ còn có sự chọn lựa khác nào nữa không?
Ngày Thiếu Nhi tại Úc được mừng vào ngày thứ Tư của tuần lễ thứ tư trong tháng 10. Brazil lại mừng vào ngày 12 tháng 10 cũng là ngày lễ kính Đức Mẹ Aparecida, một ngày lễ công cộng tại Brazil. Bên Ấn Độ, Ngày Thiếu Nhi được mừng vào ngày 14 tháng 11 là ngày sinh nhật của Thủ tướng Jawaharlal Nehru (thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ tự do), người luôn có lòng yêu mến trẻ em.
Tại Hoa Kỳ, ngày đặc biệt dành cho thiếu nhi có từ những năm 1860 và ngay cả trước đó nữa. Năm 1856, Tiến sĩ Charles H. Leonard là mục sư thuộc Hội thánh Tin lành First Universalist tại thành phố Chelsea, bang Massachutsetts, đã dành riêng một ngày Chúa Nhật để dâng hiến các trẻ em cho Thiên Chúa, đồng thời cũng dâng hiến lại các cha mẹ và những người giám hộ trong việc hướng dẫn các em thành những Kitô hữu trưởng thành. Ngày lễ này thường được tổ chức vào Chúa Nhật thứ hai trong tháng 6. Ngày dành cho trẻ em vốn được mừng trước cả ngày Hiền mẫu và Gia trưởng (Mother’s and Father’s Day) tuy rằng ngày này không còn được mừng như trước đây vì nhiều bà mẹ tuyên bố “mỗi ngày phải là Ngày Cho Trẻ Em”.
Năm nay (2010), trẻ em Việt Nam và trẻ em quốc tế ở Hà Nội có cơ hội để tự giới thiệu về văn hóa của đất nước mình trong chương trình “Kết nối bạn bè” qua các hoạt động trình diễn trang phục, múa, hát, chơi nhạc cụ, hướng dẫn chơi trò chơi và làm đồ chơi. Chương trình này sẽ được tổ chức trong 2 ngày 29 - 30/5 tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Đây là cơ hội để trẻ em Việt Nam và trẻ em quốc tế ở Hà Nội tự giới thiệu về văn hóa của đất nước mình, qua đó giúp các em thấy được sự đa dạng, tương đồng, khác nhau và hội nhập về văn hóa giữa các nước, giữa phương Đông và phương Tây, giữa truyền thống và hiện đại, và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các bạn trẻ của các quốc gia.
Sự đa dạng về văn hóa được thể hiện qua phần trình diễn trang phục truyền thống của Việt Nam, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Áo, Nga; qua những điệu múa, bài hát của Ấn Độ, Nga, Đức do thiếu nhi quốc tế và Việt Nam biểu diễn. Sự hội nhập giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa phương Tây thể hiện qua phần biểu diễn âm nhạc của đội trắc (gồm các nhạc cụ như trắc, mõ, chớp, trống) do các bạn nhỏ đến từ tỉnh Nam Định biểu diễn. Ngoài ra, các bé còn được thưởng thức các bộ phim thần thoại của Việt Nam và thế giới, và tập làm các bộ trang phục truyền thống của Việt Nam và các dân tộc khác trên thế giới.
Những quốc gia khác trên thế giới mừng Ngày Thiếu Nhi vào các thời điểm khác nhau và cũng có những hình thức khác nữa. Tuy nhiên, nhiều quốc gia khác, trẻ em không có ngày đặc biệt dành cho chúng hay là… suốt cả năm ngày nào cũng là ngày đặc biệt dành cho trẻ em!
(Mai Trang tổng hợp)
http://www.truyenthongconggiao.org/Default.aspx?tabid=128&ctl=ViewNewsDetail&mid=506&NewsPK=2173
http://www.vrg.org/journal/vj2005issue4/vj2005issue4youth.htm - Thống kê ăn chay
Cảm ơn những nụ cười, nét đẹp hồn nhiên, trong sáng, thật thà, nhưng không kém phần thâm thúy của các em thiếu nhi. Việt Nam Ăn Chay thương yêu cầu nguyện tất cả các em được thừa hưởng một cuộc sống trong sự an toàn, thanh bình, hạnh phúc, dồi dào, được nền tảng giáo dục, đức dục, tâm linh tốt, để trở thành những linh hồn hữu ích, phụng sự, vị tha, được trân quý trong vũ trụ. Chúc các em học giỏi, hạnh kiểm cao, được thầy thương, bạn mến - không những bạn người mà còn bạn thú nữa.
Riêng các thanh thiếu niên ăn chay, thống kê ghi nhận vào năm 2005 cho thấy tỷ lệ các bạn trẻ ở Hoa Kỳ như sau:
6% thanh thiếu niên (nam + nữ) từ 8 đến 18 tuổi không bao giờ ăn thịt
4% các em trai không bao giờ thịt
8% các em gái không bao giờ ăn thịt
5% 8 đến 12 tuổi không bao giờ ăn thịt
7% 13 đến 18 tuổi không bao giờ ăn thịt
11% các em gái từ 13 đến 15 tuổi không bao giờ ăn thịt
9% các em gái từ 16 đến 18 tuổi không bao giờ ăn thịt
Ngày nay chiều hướng ăn chay đang lên, nên con số vào năm 2010 có lẽ cao hơn. Thêm vào đó, không chỉ riêng Hoa Kỳ mới có các bạn trẻ ăn chay, mà các nơi trên thế giới cũng vậy. Đây là một điểm son nên được khích lệ vì đó là một lối sống có trách nhiệm đối với môi trường và sinh vật chung quanh.
Các bạn đọc đã thành niên, tương lai Địa Cầu một phần cũng nằm trong tay của chúng ta, để giữ gìn cho thế hệ về sau. Và mong rằng dù ở lứa tuổi nào, chúng ta cũng luôn giữ được những phẩm chất thiện lành và cao thượng của trẻ thơ!
Mừng Ngày Thiếu nhi Hoàn vũ!
Ngày Quốc tế Thiếu nhi
Kể từ khoảng giữa thập niên 20 của thế kỷ trước, cứ vào ngày mồng 1 tháng 6 mỗi năm là hầu hết các cha mẹ trên thế giới lại có lý do để ôm con vào lòng và chia sẻ thời gian với con cái và để cảm nhận được sự gắn bó thiêng liêng giữa cha mẹ với con cái. Đó là một truyền thống được thành lập năm 1925 tại Geneva, Thuỵ Sĩ, trong buổi Hội nghị Thế giới cho sự An sinh của Trẻ em, và ngày này được gọi là “Ngày Thế giới Thiếu nhi" - International Children's Day. Nhiều quốc gia còn có một ngày khác dành cho thiếu nhi gọi là “Ngày Thiếu nhi Hoàn vũ” - Universal Children's Day - được mừng vào ngày 20 tháng 11 mỗi năm do việc Hội đồng Liên Hiệp Quốc tiếp nhận Tuyên ngôn về Quyền Trẻ em.
Việc tại sao chọn ngày 1 tháng 6 làm Ngày Thế giới Thiếu nhi cũng không rõ, có một giả thuyết cho rằng Toà Lãnh sự Trung Quốc tại San Francisco (USA) đã tụ tập một số trẻ em mồ côi Trung Quốc vào ngày 1 tháng 6 năm đó để mừng Lễ hội Thuyền Rồng (Dragon Boat Festival), đồng thời cũng trùng với Đại hội Thế giới đang diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ. Ngày này được khuyến khích tổ chức nhằm thể hiện tình huynh đệ và sự cảm thông giữa các trẻ em trên khắp thế giới qua nhiều hình thức vui chơi ngoài trời, du ngoạn. Cha mẹ cũng thường tặng các em những món quà nhỏ, bé nhỏ hơn thì nhận “gói” quà lớn hơn.
Nhiều quốc gia trong vùng Đông Âu cũng mừng Ngày Thế giới Thiếu nhi như tại Ba Lan, Tiệp Khắc, Slovakia, Nga, Cộng hoà Baltic, Đức. Tại Bulgari, thêm vào các sinh hoạt trong ngày lễ, các tài xế còn được khuyến khích mở đèn sáng khi lái xe.
Tuy Ngày Quốc tế Thiếu nhi là ngày để cử hành cuộc sống và niềm hy vọng, là dịp để vinh danh các thế hệ tương lai, nhưng với chính sách “Một Con” tại Trung Quốc, các bà mẹ, trẻ em và gia đình Trung Quốc phải trả một giá đắt! Dưới chính sách này, hơn 400 triệu em bé, hầu hết là bé gái, trong suốt 30 năm qua đã “không được phép”. 400 triệu tương lai bé nhỏ đã bị kết thúc cách tức tưởi. 400 triệu tiếng nói không bao giờ có cơ hội cất tiếng cười với niềm vui hồn nhiên. Các bà mẹ còn có sự chọn lựa khác nào nữa không?
Ngày Thiếu Nhi tại Úc được mừng vào ngày thứ Tư của tuần lễ thứ tư trong tháng 10. Brazil lại mừng vào ngày 12 tháng 10 cũng là ngày lễ kính Đức Mẹ Aparecida, một ngày lễ công cộng tại Brazil. Bên Ấn Độ, Ngày Thiếu Nhi được mừng vào ngày 14 tháng 11 là ngày sinh nhật của Thủ tướng Jawaharlal Nehru (thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ tự do), người luôn có lòng yêu mến trẻ em.
Tại Hoa Kỳ, ngày đặc biệt dành cho thiếu nhi có từ những năm 1860 và ngay cả trước đó nữa. Năm 1856, Tiến sĩ Charles H. Leonard là mục sư thuộc Hội thánh Tin lành First Universalist tại thành phố Chelsea, bang Massachutsetts, đã dành riêng một ngày Chúa Nhật để dâng hiến các trẻ em cho Thiên Chúa, đồng thời cũng dâng hiến lại các cha mẹ và những người giám hộ trong việc hướng dẫn các em thành những Kitô hữu trưởng thành. Ngày lễ này thường được tổ chức vào Chúa Nhật thứ hai trong tháng 6. Ngày dành cho trẻ em vốn được mừng trước cả ngày Hiền mẫu và Gia trưởng (Mother’s and Father’s Day) tuy rằng ngày này không còn được mừng như trước đây vì nhiều bà mẹ tuyên bố “mỗi ngày phải là Ngày Cho Trẻ Em”.
Năm nay (2010), trẻ em Việt Nam và trẻ em quốc tế ở Hà Nội có cơ hội để tự giới thiệu về văn hóa của đất nước mình trong chương trình “Kết nối bạn bè” qua các hoạt động trình diễn trang phục, múa, hát, chơi nhạc cụ, hướng dẫn chơi trò chơi và làm đồ chơi. Chương trình này sẽ được tổ chức trong 2 ngày 29 - 30/5 tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Đây là cơ hội để trẻ em Việt Nam và trẻ em quốc tế ở Hà Nội tự giới thiệu về văn hóa của đất nước mình, qua đó giúp các em thấy được sự đa dạng, tương đồng, khác nhau và hội nhập về văn hóa giữa các nước, giữa phương Đông và phương Tây, giữa truyền thống và hiện đại, và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các bạn trẻ của các quốc gia.
Sự đa dạng về văn hóa được thể hiện qua phần trình diễn trang phục truyền thống của Việt Nam, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Áo, Nga; qua những điệu múa, bài hát của Ấn Độ, Nga, Đức do thiếu nhi quốc tế và Việt Nam biểu diễn. Sự hội nhập giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa phương Tây thể hiện qua phần biểu diễn âm nhạc của đội trắc (gồm các nhạc cụ như trắc, mõ, chớp, trống) do các bạn nhỏ đến từ tỉnh Nam Định biểu diễn. Ngoài ra, các bé còn được thưởng thức các bộ phim thần thoại của Việt Nam và thế giới, và tập làm các bộ trang phục truyền thống của Việt Nam và các dân tộc khác trên thế giới.
Những quốc gia khác trên thế giới mừng Ngày Thiếu Nhi vào các thời điểm khác nhau và cũng có những hình thức khác nữa. Tuy nhiên, nhiều quốc gia khác, trẻ em không có ngày đặc biệt dành cho chúng hay là… suốt cả năm ngày nào cũng là ngày đặc biệt dành cho trẻ em!
(Mai Trang tổng hợp)
http://www.truyenthongconggiao.org/Default.aspx?tabid=128&ctl=ViewNewsDetail&mid=506&NewsPK=2173
http://www.vrg.org/journal/vj2005issue4/vj2005issue4youth.htm - Thống kê ăn chay
0 nhận xét:
Đăng nhận xét