Excerpts from The Vajra Strikes - Questions and Answers 1 by Venerable Master Hsuan Hua (1918 - 1995). The English translation is available at this site.
Trích "Gậy Kim Cang Hét" - Vấn Đáp Ký Lục 1
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Nguyên bản: 金 剛 棒 喝
Việt dịch: Buddhist Text Translation Society
Nguồn: www.chuavanphat.org
Hỏi: Trong Thánh Kinh, Mã Thái Phúc Âm của Đạo Tin Lành có viết: Đến năm 2000 Tây lịch thì sẽ là ngày tận thế, lúc đó mọi người đều bị thẩm phán. Không biết Sư Phụ thấy thế nào về chuyện này?
Đáp: Bất cứ lúc nào cũng đều là ngày thẩm phán và tận thế cả.
Hỏi: Đa số người Hồng Kông hiện đang hoang mang về tiền đồ tương lai của họ. Hòa Thượng có thể nào làm cho họ yên tâm không?
Đáp: Vì tương lai tiền đồ thì chẳng bằng vì hậu đồ. Họ nên lo nghĩ về những chuyện mình đã làm trong quá khứ hơn là lo nghĩ về chuyện tương lai. Bởi phía sau có gì thì phía trước có nấy, phía trước có gì thì phía sau cũng sẽ có nấy. Thiên hạ vốn là vô sự, nhưng kẻ tầm thường thì tự chuốc lấy lo âu cho mình. Có đức sẽ gặp lành, còn không có đức sẽ bị tai họa.
Hỏi: Xin hỏi có sự quan hệ gì giữa đạo Phật và đạo Tin Lành?
Đáp: Thì cũng đều là dạy chú và dạy tôi.
Hỏi: Lúc niệm khởi lên thì làm sao khống chế được nó? Làm sao để không bị lôi cuốn theo niệm bậy?
Đáp: Vừa khởi niệm mà biết được ngay, thì đó là giác. Giác rồi liền không còn nó nữa. Nếu chú giác ngộ, biết nó là niệm bậy thì nó sẽ biến mất. Còn nếu chú chạy theo niệm xấu và không nhận ra đó là niệm xấu thì không ai cứu nổi chú đâu. Niệm khởi liền giác, giác rồi liền không. Khi đã giác ngộ thì chú sẽ không còn theo vọng niệm nữa. Vọng niệm là không có căn gốc, vậy chú đi đâu tìm gốc rễ của vọng niệm đó chứ? Chú không chạy theo vọng niệm, nhưng nếu niệm có nổi lên thì chú đừng hợp tác với chúng là được rồi.
Hỏi: Chúng con có thể nào thỉnh Sư Phụ nói về kinh nghiệm ở đời của Sư Phụ không?
Đáp: Tôi sống không phải là để làm ăn kiếm tiền. Đó là kinh nghiệm từng trải của tôi.
Hỏi: Con biết rõ, nóng giận là không tốt, như lúc gặp chuyện con tự biết là mình không được nổi nóng, nhưng con vẫn không nhịn nổi, rồi lại phát cáu lên. Xin hỏi tại sao lại như thế?
Đáp: Lúc đói bảo chú đừng ăn cơm, nhưng tại sao chú vẫn muốn ăn hả?
Hỏi: Làm thế nào để dứt bỏ tướng ngã (tôi)?
Đáp: “Ngã” là một từ ngữ giả danh. Còn cái “Ngã” chân thật thì vốn là Phật tánh. Nếu như chú thấy người, chúng sanh, và thọ giả đều là cùng một thể thì tướng ngã sẽ giảm bớt đi.
Hỏi: Nhân quả của cuộc chiến tranh ở Trung Đông là gì?
Đáp: Là A-tu-la chuyển thế, chúng chỉ muốn giết người, phóng hỏa.
Hỏi: Xin hỏi câu chú nào trong chú Lăng Nghiêm là chú để khai trí tuệ?
Đáp: Tôi chỉ biết câu chú Ngu Si là: “Lười biếng, lười biếng, ta bà ha.”
Hỏi: Làm sao khiến cho Phật giáo được hưng thịnh?
Đáp: Y theo giáo pháp tu hành, giữ năm giới và thực hành theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín từng chút từng chút, thì Phật giáo sẽ hưng thịnh lên.
Hỏi: Tự tánh là tánh gì?
Đáp: Tự tánh là Phật tánh, Phật tánh thì tròn đầy và tỏa sáng là: không người, không ta, không chúng sanh, và không thọ giả.
Hỏi: Rốt cuộc rồi thì có thời đại mạt pháp không?
Đáp: Chú nghĩ nó là mạt pháp thì nó mạt pháp, còn nếu không nghĩ là mạt pháp thì nó là chánh pháp.
Hỏi: Cái gì là chân (thật)?
Đáp: Bất cứ là một ngành, một phái, một tông, một tôn giáo nào, nếu họ đều hết lòng tận lực làm lợi cho người mà không mưu lợi cho riêng mình, thì đó đều là chân thật. Nói rõ thêm chút nữa, nếu ở ngoài mặt tỏ ra là giúp người nhưng trong lòng lại có mưu đồ như: không tham tài thì tham sắc, không tham sắc thì tham danh, còn nếu không như thế thì là tham lợi. Tức phía sau họ, đều có một bóng đen luôn bám sát theo.
Hỏi: Thỉnh hỏi Sư Phụ, chúng con làm sao cảm nhận được nổi khổ thấm thiết của luân hồi và làm sao để phát tâm tu đạo?
Đáp: Chú đã không cảm thấy khổ thì tôi làm sao để bảo chú cảm nhận cái khổ cho được chớ?
Hỏi: Thưa Sư Phụ, có phải người xuất gia Á châu không phấn chấn lên được là vì họ không thể buông bỏ được tài và sắc?
Đáp: Nếu như buông bỏ được tài sắc thì họ sẽ lập tức đắc đạo ngay.
Hỏi: Còn ở tại nhà mà xuất gia, vậy có phải thật là xuất gia không?
Đáp: Nếu người tại gia, ở nhà mà có thể xa lìa được trần cấu thì cũng giống như là người xuất gia. Vậy người trong cảnh trần tục mà tâm thoát khỏi phàm trần, cũng như trồng hoa trong giếng, thì hoa đó không bị nhiễm trần. Là người xuất gia mà trong tâm nhiễm đầy trần cấu, thì cũng giống như người tại gia.
Hỏi: Xin hỏi Hòa Thượng là chúng con nên dùng pháp phương tiện khống chế như thế nào để khắc phục tâm dâm dục, tâm sợ hãi, và tâm hoài nghi?
Đáp: Không ăn thịt, không ăn hành, không ăn tỏi và không ăn các thứ có chất cay nồng kích thích. Nên quán tưởng “người nam là cha ta, người nữ là mẹ ta.” Và một khi nghĩ như vậy thì tâm dâm dục sẽ không sanh khởi được đâu.
Trích "Gậy Kim Cang Hét" - Vấn Đáp Ký Lục 1
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Nguyên bản: 金 剛 棒 喝
Việt dịch: Buddhist Text Translation Society
Nguồn: www.chuavanphat.org
Hỏi: Trong Thánh Kinh, Mã Thái Phúc Âm của Đạo Tin Lành có viết: Đến năm 2000 Tây lịch thì sẽ là ngày tận thế, lúc đó mọi người đều bị thẩm phán. Không biết Sư Phụ thấy thế nào về chuyện này?
Đáp: Bất cứ lúc nào cũng đều là ngày thẩm phán và tận thế cả.
Hỏi: Đa số người Hồng Kông hiện đang hoang mang về tiền đồ tương lai của họ. Hòa Thượng có thể nào làm cho họ yên tâm không?
Đáp: Vì tương lai tiền đồ thì chẳng bằng vì hậu đồ. Họ nên lo nghĩ về những chuyện mình đã làm trong quá khứ hơn là lo nghĩ về chuyện tương lai. Bởi phía sau có gì thì phía trước có nấy, phía trước có gì thì phía sau cũng sẽ có nấy. Thiên hạ vốn là vô sự, nhưng kẻ tầm thường thì tự chuốc lấy lo âu cho mình. Có đức sẽ gặp lành, còn không có đức sẽ bị tai họa.
Hỏi: Xin hỏi có sự quan hệ gì giữa đạo Phật và đạo Tin Lành?
Đáp: Thì cũng đều là dạy chú và dạy tôi.
Hỏi: Lúc niệm khởi lên thì làm sao khống chế được nó? Làm sao để không bị lôi cuốn theo niệm bậy?
Đáp: Vừa khởi niệm mà biết được ngay, thì đó là giác. Giác rồi liền không còn nó nữa. Nếu chú giác ngộ, biết nó là niệm bậy thì nó sẽ biến mất. Còn nếu chú chạy theo niệm xấu và không nhận ra đó là niệm xấu thì không ai cứu nổi chú đâu. Niệm khởi liền giác, giác rồi liền không. Khi đã giác ngộ thì chú sẽ không còn theo vọng niệm nữa. Vọng niệm là không có căn gốc, vậy chú đi đâu tìm gốc rễ của vọng niệm đó chứ? Chú không chạy theo vọng niệm, nhưng nếu niệm có nổi lên thì chú đừng hợp tác với chúng là được rồi.
Hỏi: Chúng con có thể nào thỉnh Sư Phụ nói về kinh nghiệm ở đời của Sư Phụ không?
Đáp: Tôi sống không phải là để làm ăn kiếm tiền. Đó là kinh nghiệm từng trải của tôi.
Hỏi: Con biết rõ, nóng giận là không tốt, như lúc gặp chuyện con tự biết là mình không được nổi nóng, nhưng con vẫn không nhịn nổi, rồi lại phát cáu lên. Xin hỏi tại sao lại như thế?
Đáp: Lúc đói bảo chú đừng ăn cơm, nhưng tại sao chú vẫn muốn ăn hả?
Hỏi: Làm thế nào để dứt bỏ tướng ngã (tôi)?
Đáp: “Ngã” là một từ ngữ giả danh. Còn cái “Ngã” chân thật thì vốn là Phật tánh. Nếu như chú thấy người, chúng sanh, và thọ giả đều là cùng một thể thì tướng ngã sẽ giảm bớt đi.
Hỏi: Nhân quả của cuộc chiến tranh ở Trung Đông là gì?
Đáp: Là A-tu-la chuyển thế, chúng chỉ muốn giết người, phóng hỏa.
Hỏi: Xin hỏi câu chú nào trong chú Lăng Nghiêm là chú để khai trí tuệ?
Đáp: Tôi chỉ biết câu chú Ngu Si là: “Lười biếng, lười biếng, ta bà ha.”
Hỏi: Làm sao khiến cho Phật giáo được hưng thịnh?
Đáp: Y theo giáo pháp tu hành, giữ năm giới và thực hành theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín từng chút từng chút, thì Phật giáo sẽ hưng thịnh lên.
Hỏi: Tự tánh là tánh gì?
Đáp: Tự tánh là Phật tánh, Phật tánh thì tròn đầy và tỏa sáng là: không người, không ta, không chúng sanh, và không thọ giả.
Hỏi: Rốt cuộc rồi thì có thời đại mạt pháp không?
Đáp: Chú nghĩ nó là mạt pháp thì nó mạt pháp, còn nếu không nghĩ là mạt pháp thì nó là chánh pháp.
Hỏi: Cái gì là chân (thật)?
Đáp: Bất cứ là một ngành, một phái, một tông, một tôn giáo nào, nếu họ đều hết lòng tận lực làm lợi cho người mà không mưu lợi cho riêng mình, thì đó đều là chân thật. Nói rõ thêm chút nữa, nếu ở ngoài mặt tỏ ra là giúp người nhưng trong lòng lại có mưu đồ như: không tham tài thì tham sắc, không tham sắc thì tham danh, còn nếu không như thế thì là tham lợi. Tức phía sau họ, đều có một bóng đen luôn bám sát theo.
Hỏi: Thỉnh hỏi Sư Phụ, chúng con làm sao cảm nhận được nổi khổ thấm thiết của luân hồi và làm sao để phát tâm tu đạo?
Đáp: Chú đã không cảm thấy khổ thì tôi làm sao để bảo chú cảm nhận cái khổ cho được chớ?
Hỏi: Thưa Sư Phụ, có phải người xuất gia Á châu không phấn chấn lên được là vì họ không thể buông bỏ được tài và sắc?
Đáp: Nếu như buông bỏ được tài sắc thì họ sẽ lập tức đắc đạo ngay.
Hỏi: Còn ở tại nhà mà xuất gia, vậy có phải thật là xuất gia không?
Đáp: Nếu người tại gia, ở nhà mà có thể xa lìa được trần cấu thì cũng giống như là người xuất gia. Vậy người trong cảnh trần tục mà tâm thoát khỏi phàm trần, cũng như trồng hoa trong giếng, thì hoa đó không bị nhiễm trần. Là người xuất gia mà trong tâm nhiễm đầy trần cấu, thì cũng giống như người tại gia.
Hỏi: Xin hỏi Hòa Thượng là chúng con nên dùng pháp phương tiện khống chế như thế nào để khắc phục tâm dâm dục, tâm sợ hãi, và tâm hoài nghi?
Đáp: Không ăn thịt, không ăn hành, không ăn tỏi và không ăn các thứ có chất cay nồng kích thích. Nên quán tưởng “người nam là cha ta, người nữ là mẹ ta.” Và một khi nghĩ như vậy thì tâm dâm dục sẽ không sanh khởi được đâu.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét