Thứ Năm, 9 tháng 9, 2010

Biểu tượng ngọt ngào của Rosh Hashanah
Ký giả: Ellen Kanner, đăng trên báo Miami Herald, Hoa Kỳ, ngày 9 tháng 9, 2010

Rosh Hashanah bắt đầu tối thứ tư hôm qua và kết thúc vào hoàng hôn thứ sáu tuần sau, là thời gian khi người Do Thái khắp nơi trên thế giới trở về với những gì quan trọng: đức tin, gia đình, và ăn uống. Ngày lễ này được đón mừng với những thức ăn truyền thống, đa số là các món ngọt để biểu hiện cho một năm mới ngọt ngào. 

Một phong tục đã có từ lâu là thưởng thức trái cây chín nhất trong mùa vào ngày thứ nhì của lễ Rosh Hashanah [mùng 2 Tết]. Ở Âu Châu, những người Do Thái Ashkenazic bắt đầu truyền thống ăn táo chấm mật ong. Người ăn thuần chay có thể dùng mật xương rồng agave, có nhiều hạng, từ màu nhạt đến đen sậm. Bên Mỹ có bán ở tiệm Whole Foods (hiệu 365 và Madhava), cả hai đều hữu cơ và kosher [tiêu chuẩn Do Thái].

Nhiều vị rabbi giáo sĩ Do Thái tin rằng chà là, chứ không phải mật ong, mới là nguồn nguyên thủy của chất ngọt. Chữ “chà là” trong tiếng Hê-brơ là “tamar,” có nghĩa là ăn hoặc kết thúc; vì thế để ngọt ngào gấp đôi, ăn chà là với dụng ý “kết liễu” kẻ thù bằng sự ngọt ngào [ý nói dùng sự ngọt ngào của tình thương thì không còn kẻ thù nữa].

Một phong tục
ẩm thực trong lễ Rosh Hashanah hiện thời không thích hợp với người ăn chay, đó là người ta dọn đầu cá, để biểu tượng cho đứng đầu trong năm. Nếu không thích tư duy nghiền ngẫm về đầu cá, không muốn ăn đầu cá, hoặc không muốn nhìn thấy đầu cá trên bàn ăn, quý vị có thể dùng một biểu tượng khác - đầu cải sà-lách, đầu cải bắp, đầu bông cải trắng, hoặc đầu bông cải xanh.

Hãy xem đó là một truyền thống mới cho một năm mới, một cách để mang lại sự ngọt ngào cho tất cả những người đến bàn ăn. L'shana tova. [Chúc mừng năm mới]


http://www.miamiherald.com/2010/09/09/1813700/sweet-symbolism-of-rosh-hashana.html

 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

nghe nhạc trực tuyếnNấu món chay | học nấu ăn DJ - Ảnh đẹp | xalotinnhanh